14 thg 5, 2011

Crack Avast! Pro và Internet Security 6.0.1125 tới 14-3-2050

Chắc mình không cần giới thiệu gì thêm về chương trình diệt vi rút Avast. Hôm nay, mình hướng cách Crack để kéo dài thời gian sử dụng đến năm 2050. Đây là những gì mình kiếm được trên mạng cũng như qua thực tế mình đã làm.

Trước tiên, bạn hãy tải Avast Pro phiên bản 6.0.1125 tại http://files.avast.com/iavs5x/setup_av_pro.exe, và tải Avast Internet phiên bản 6.0.1125 tại http://files.avast.com/iavs5x/setup_ais.exe.

Sau đó bạn tải file Crack tại đây hoặc tại đây.

Sau khi cài đặt xong phiên bản dùng thử Avast Pro hoặc Avast Internet, bạn tiến hành khởi động lại máy tính.

Các bước tiến hành Crack như sau:

Bạn mở giao diện chương trình Avast lên:
- Bạn nhấp chuột vào Setting\Troubleshooting, sau đó tìm đến Enable avast! self-defense module bỏ dấu check trong ô vuông để tắt module của Avast đi, sau đó nhấn OK để hoàn tất.



- Bạn nhấp chuốt vào Setting\Exclusions, sau đó nhấn chuột vào Brown và chọn đường dẫn như sau: C:\Program Files\AVAST Software\Avast\*



- Bạn nhấn chuột phải vào thanh Taskbar. Hộp hội thoại Taskmng hiện lên, bạn chọn Tab processes, bạn chọn hai mục sau:
+ AvastSvc.exe - nhấn nút End Task
+ AvastUI.exe - nhấn nút End Task

- Từ thanh Taskbar, chọn Setting/Control Panel/Administrative Tools/Services, bạn tìm và nhấp đúp (double click) vào Avast!Antivirus và chọn Disabled trong Starup Type

- Khởi động lại máy tính nhấn phím F8 hoặc phím Del (tuỳ dòng máy) để vào chế độ SafeMode.

- Bạn mở file Crack và copy file ashBase.dll vào Folder cài đặt của Avast như C:\Program Files\AVAST Software\Avast. Nếu nó có hỏi, bạn cứ nhấn vào Move and replace.

Xong rồi, tiến hành khởi động lại máy tính và chiêm ngưỡng thành quả đi nào.


Chú ý:
- Bạn nhớ mở giao diên chương trình lên và vào Setting\Troubleshooting và mở lại Enable avast! self-defense module nhé!
- Bạn vào Setting/Control Panel/Administrative Tools/Services và nhấp đúp vào Avast!Antivirus, chọn Automatic.
- Đặc biệt, bạn không được cập nhật phiên bản mới mà chỉ cập nhật dữ liệu thôi nhé!

Chúc các bạn thành công!

10 thg 5, 2011

7 bước khắc phục thành công mạng Windows

Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 7 bước khắc phục sự số thành công mạng Windows. Bên cạnh đó là những gì cần kiểm tra đối với máy tính cục bộ và cơ sở hạ tầng Windows như DNS, DNCP và các cổng mặc định.

Dù chỉ có một mạng nhỏ trong nhà với một máy tính Windows hoặc mạng doanh nghiệp lớn với hàng nghìn máy tính Windows và máy chủ, việc khắc phục sự cố kết nối mạng bao giờ cũng là một vấn đề thách thức đối với các quản trị viên mạng. Sự phức tạp trong khắc phục sự cố sẽ gia tăng cùng với số lượng thiết bị và phạm vi cơ sở hạ tầng Windows. Mặc dù vậy, với một số bước khắc phục sự cố được giới thiệu trong bài, các bạn có thể khắc phục thành công một mạng Windows ngay lần đầu tiên.

Bước 1 – Nắm bắt cơ sở hạ tầng

Để khắc phục sự cố thành công, việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện là nắm bắt cơ sở hạ tầng mạng (những gì được kết nối với những gì và cách nó được thiết kế ra sao). Nếu mạng của bạn là một mạng doanh nghiệp sử dụng các máy tính Windows, rất có thể bạn sẽ có được sơ đồ mạng. Lý tưởng nhất sẽ là trường hợp bạn tự thiết kế mạng của mình, tuy nhiên không phải lúc nào bạn là người may mắn đến vậy.

Bước 2 – Tìm hiểu về mạng

Nếu không biết thiết kế cơ sở hạ tầng mạng và cũng không có tài liệu tham chiếu, bạn có thể bắt đầu việc khắc phục sự cố bằng cách tìm hiểu về cơ sở hạ tầng mạng từ các công cụ chuẩn đoán hay dùng. Có rất nhiều thứ bạn có thể biết qua sử dụng IPCONFIG hoặc các thông tin trong cửa sổ Windows Network Connection.


Hình 1: IPCONFIG


Hình 2: Thông tin chi tiết trong Windows Network Connection

Từ hai công cụ này, bạn có thể biết được rất nhiều thứ như:

* Giao diện mạng còn hoạt động hay đang gặp sự cố (kết nối mạng vật lý)
* Làm thế nào đạt được một địa chỉ IP – DHCP hoặc tĩnh
* Có hay không có địa chỉ IP hoặc một địa chỉ IP được gán tự động (địa chỉ bắt đầu với 169.254.x.x hoặc APIPA)
* Cổng mặc định
* Cấu hình máy chủ DNS

Tất cả thông tin này rất có giá trị trong giải quyết các vấn đề mạng Windows.

Trong các hình thể hiện ở trên, mạng ở đó đang làm việc tốt và không có vấn đề gì xảy ra. Mặc dù vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu IPCONFIG thể hiện vấn đề ở đây? Các bước dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung vào một số vấn đề kết nối mạng nói chung và một số cách giải quyết.

Bước 3 – Kết nối mạng bị sự cố

Nếu quan sát mô hình OSI, lớp vật lý (lớp 1) nằm ở dưới dùng. Nếu lớp 1 không làm việc thì không có tín hiệu gì được truyền tải ở đây. Cách tốt nhất là giải quyết vấn đề từ dưới lên (có nghĩa là từ lớp 1 lên các lớp cao hơn).


Hình 3: Trạng thái kết nối mạng

Trong hình trên, bạn có thể thấy dòng Media State là Enabled. Điều này là hết sức bình thường, tuy nhiên nếu Media State có trạng thái disabled thì những gì bạn cần thực hiện ở đây là:

* Kiểm tra cáp mạng –có bị rút, đứt hay vị cắt không?
* Kiểm tra switch – xem cáp mạng có được kết nối với nó hay không? Cổng có trạng thái kích hoạt hay không?

Hãy đảm bảo tất cả những thứ ở trên làm việc tốt trước khi chuyển sang các bước dưới đây.

Bước 4 – Không địa chỉ IP

Dù bạn không có địa chỉ IP (0.0.0.0) hoặc địa chỉ IP tự được gán (APIPA, bắt đầu với 169.254.x.x), hoàn toàn không có vấn đề gì xảy ra. Bạn sẽ phải nhận một địa chỉ IP trước khi sử dụng mạng. Nếu thiết lập để sử dụng DHCP (thường được thiết lập mặc định) và máy chủ DHCP gặp sự cố thì đó chính là nguyên nhân mà bạn không có địa chỉ IP.

Các tùy chọn để giải quyết vấn đề:

* Giải quyết vấn đề với máy chủ DHCP
* Gán tĩnh địa chỉ IP không bị xung đột, nằm trên đúng subnet,…

Bước 5 – Không máy chủ DNS

Nếu không cấu hình máy chủ DNS nào, bạn chỉ có thể truyền thông trên mạng bằng địa chỉ IP. Lúc này bạn có thể sử dụng lệnh “ping” để kiểm tra gateway mặc định, máy chủ DHCP và các máy chủ khác trên mạng. Mặc dù vậy, bạn sẽ không thể thực hiện bất cứ kiểm tra nào qua tên.

Các tùy chọn để giải quyết vấn đề:

* Xác định xem tại sao máy chủ DHCP không cung cấp địa chỉ IP
* Cấu hình các địa chỉ IP nếu bạn biết chúng
* Cấu hình máy chủ DNS Internet công giống các máy chủ DNS của Google (8.8.4.4)

Nói cách khác, nếu không thể ping được các máy chủ DNS đã được cấu hình thì bạn cần kiểm tra chúng – có thể chúng bị treo hoặc các gói dữ liệu đang bị chặn ở tường lửa.

Bước 6 – Không Gateway mặc định

Nếu không cấu hình địa chỉ IP cho gateway mặc định, bạn sẽ không thể truyền thông trên IP subnet khác (Internet chẳng hạn) hay cũng không thể truyền thông trên LAN cục bộ của mình. Như vậy, khi không có IP cho gateway mặc định, bạn chỉ có thể làm việc bình thường với các máy chủ cục bộ. Trong thực tế, việc cấu hình gateway mặc định hoàn toàn mang tính tùy chọn nếu bạn không cần truy cập ra mạng bên ngoài.

Bạn có thể tự cấu hình gateway mặc định hoặc xác định xem máy chủ DHCP tại sao không cung cấp địa chỉ IP.

Cách khác, nếu đã định nghĩa gateway mặc định nhưng không thể truyền thông với nó (thậm chí bằng lệnh ping), bạn cần kiểm tra lại router cục bộ của mình.

Bước 7 – Cấu hình sai Subnet Mask

Nếu cấu hình sai IP subnet mask thì bạn sẽ nhận được một số kết quả không thể dự đoán. Lúc này bạn cần tự cấu hình lại nó (nếu đang sử dụng địa chỉ IP tĩnh) hoặc kiểm tra máy chủ DHCP xem tại sao nó lại cung cấp sai subnet mask cho bạn.
(Theo Quangtrimang)

9 thg 5, 2011

Các lệnh chạy ứng dụng có sẵn trong Windows

Để truy cập nhanh đến một ứng dụng, một tiện ích, một chức năng, hay một công cụ nào đó trong Windows thì có lẽ bạn thường chọn giải pháp tạo Shortcut trên màn hình Desktop, nhưng nếu làm như vậy thì cái Desktop của bạn làm sao chứa hết và nhìn rất lộn xộn. Một giải pháp khác dành cho người dùng là họ có thể sử dụng các lệnh tắt để chạy ứng dụng từ hộp lệnh Run có sẵn trong Windows. Dưới đây là tổng hợp các lệnh phổ biến nhất có liên quan đến công việc hàng ngày của bạn.

Để mở cửa sổ Run:
Đối với Windows XP bạn có thể kích hoạt nó từ nút Start
Đối với Windows 7 bạn có thể sử dụng tổ phím Windows+R để kích hoạt nó


Các lệnh chạy ứng dụng có sẵn trong Windows

Một số môi trường cơ bản:

Một số lệnh tắt sau đây sẽ giúp bạn mở các thư mục thông dụng trong Windows.

%ALLUSERSPROFlLE%: Mở tất cả các Profile người dùng

%HomeDrive%: Mở ổ đĩa hệ thống

%UserProfile%: Mở Profile của bạn

%temp%: Mở thư mục chứa files tạm

%systemroot%: Mở thư mục Windows

Các lệnh phổ biến:

access.cpl: Cửa sổ thiết lập Accessibility (Windows XP)

hdwwiz.cpl: Trình quản lý thiết bị Divice Manager

appwiz.cpl: Cửa sổ quản lý cài đặt và gỡ bỏ chương trình “Add/ Remove Programs”

control admintools: Các công cụ quản trị hệ thống “ Administrative Tools”

wuaucpl.cpl: Cửa sổ cập nhật tự động “Automatic Updates”

calc: Máy tính

fsquirt: Trình quản lý Bluetooth (nếu có)

certmgr.msc: Quản lý các chứng chỉ trong Windows “Certificate Manager”

charmap: Bản đồ các ký tự đặc biệt “Character Map”

chkdsk: Kiểm tra đĩa cứng “Check Disk”

clipbrd: Xem các bản ghi Clipboard

cmd: Cửa sổ lệnh Command Prompt

dcomcnfg: Các dịch vụ Component của máy tính

compmgmt.msc: Cửa sổ quản lý Computer Management

control panel: Cửa sổ Cotrol Panel

timedate.cpl: Cấu hình ngày giờ hệ thống

devmgmt.msc: Quản lý thiết bị Device Manager

dxdiag: Công cụ hiển thị cấu hình hệ thống và phiên bản DirectX Diagnostic

cleanmgr: Tiện ích dọn dẹp đĩa “Disk Cleanup”

dfrg.msc: Trình chống phân mảnh ổ đĩa “Disk Defragment”

diskmgmt.msc: Trình quản lý đĩa cứng “Disk Management”

diskpart: Quản lý các phân vùng đĩa cứng

control desktop: Các thuộc tính Desktop

desk.cpl: Cài đặt màn hình hiển thị

control folders: Cài đặt thuộc tính Folders

control fonts: Quản lý Fonts

fonts: Quản lý Fonts

freecell: Chơi game “Free Cell Card”

joy.cpl: Quản lý Game Controllers

gpedit.msc: Cửa sổ thiết lập “Group Policy Editor”

mshearts: Chơi game “Hearts Card”

inetcpl.cpl: Cài đặt và cấu hình các thuộc tính Internet

Iexplore: Kích hoạt trình duyệt Internet Explorer

control keyboard: Thiết lập thuộc tính của bàn phím

secpol.msc: Cửa sổ quản lý Local Security Policy

lusrmgr.msc: Cửa sổ quản lý Local Users and Groups

control mouse: Thiết lập thuộc tính của chuột

ncpa.cpl: Cấu hình kết nối mạng

perfmon.msc: Thực thi màn hình “Performance Monitor”

telephon.cpl: Cửa sổ thiết lập “Phone and Modem Options”

powercfg.cpl: Quản lý nguồn

control printers: Cửa sổ quản lý “Printers and Faxes”

eudcedit: Trình biên tập ký tự riêng “Private Character Editor”

intl.cpl: Xác lập miền “Regional Settings”

regedit: Trình chỉnh sửa hệ thống Registry Editor

mstsc: Điều khiển máy tính từ xa “Remote Desktop”

wscui.cpl: Trung tâm bảo mật hệ thống “Sicurity Center”

services.msc: Các dịch vụ của hệ điều hành

fsmgmt.ms: Quản lý các thư mục chia sẻ “Shared Folders”

shutdown: Tắt máy tính

mmsys.cpl: Trình quản lý âm thanh “Sound and audio”

cliconfg: Cấu hình SQL Client

msconfig: Tiện ích cấu hình hệ thống “System Configuration Utility”

sfc /scannow: Scan các file hệ thống

sysdm.cpl: Thuộc tính hệ thống

Taskmgr: Trình quản lý “Task Manager”

nusrmgr.cpl: Trình quản lý các tài khoản người dùng“User Account Management”

firewall.cpl: Tường lửa

syskey: Công cụ bảo mật hệ thống

wupdmgr: Kích hoạt “Windows Update”

winver: Xem phiên bản của hệ điều hành

Write: Mở trình soạn thảo văn bản Wordpad
(Theo XHTT)